Tài sản cố định là một phần của doanh nghiệp, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Yêu cầu cần được thống kê chính xác, đánh giá về giá trị để đưa vào báo cáo tài chính. Kế toán viên có thể tải phần mềm kế toán để thực hiện định giá tài sản cố định cho doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả.
Bên cạnh phần mềm hỗ trợ, kế toán viên cần hiểu và nắm rõ các quy định về kế toán tài sản cố định như thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ giúp người mới làm rõ các vấn đề liên quan đến kế toán tài sản cố định.
Hiểu như thế nào là tài sản cố định của doanh nghiệp?
Tài sản cố định là một phần tài sản hay bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Các loại tài sản cố định được sử dụng cho mục đích kinh doanh, sản xuất, phúc lợi, an ninh quốc phòng. Có thể phân loại tài sản cố định thành nhiều loại:
- Tài sản cố định hữu hình – tư liệu sản xuất, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên được hình dáng ban đầu.
- Tài sản cố định vô hình – tài sản không có định hình trạng thái vật chất, cụ thể như: bản quyền tác giả, bằng sáng chế…
- Tài sản cố định thuê tài chính: tài sản cố định của công ty được cho thuê tài chính. Sau khi kết thúc hợp đồng người thuê có thể mua lại hoặc tiếp tục thuê.
Việc kế toán tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hạch toán tài chính, chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để kế toán tài sản kế toán, cần xác định nguyên giá TSCĐ theo nguyên tắc giá gốc. Trong đó, giá gốc TSCĐ được xác định bằng số tiền phải trả hoặc tương đương số tiền phải trả của tài sản tại thời điểm ghi nhận.
Các quy định về kế toán tài sản cố định quan trọng cần lưu ý
Việc quản lý tài sản cố định sẽ xác định giá trị còn lại sau thời gian, chu kỳ hoạt động và làm việc. Công thức tính giá trị tài sản cố định còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế.
Các quy định cụ thể về khấu hao tài sản cố định mà kế toán viên cần lưu ý:
Thời gian khấu hao của TSCĐ chưa qua sử dụng được quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC. Đối với tài sản đã qua sử dụng cần xác định bằng công thức = (Giá trị TSCĐ/ Giá trị TSCĐ mới cùng loại)x thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại theo thông tư quy định.
Áp dụng các phương pháp khấu hao tài sản cố định. Trong đó có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ được áp dụng:
- Phương pháp đường thẳng – khấu hao theo mức ổn định từng năm. Tuy nhiên không được phép khấu hao quá 2 lần theo phương pháp này.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần – áp dụng cho các đơn vị sử dụng công nghệ mới cần được cập nhật thường xuyên, với tài sản chưa qua sử dụng.
- Phương pháp khấu hao theo khối lượng và số lượng sản phẩm. Áp dụng cho tài sản được sử dụng liên tục trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Kế toán tài sản cố định cần được thực hiện định kỳ, đúng quy định để xác định được mức độ hao hụt, đưa vào chi phí sản xuất, tính giá sản phẩm. Kế toán viên cần xác định được loại tài sản cố định cần định giá, nắm rõ quy định để thực hiện đầy đủ, đúng chuẩn.
Phần mềm https://sme.misa.vn/62760/download-phan-mem-ke-toan-mien-phi-full-16-phan-he/ sẽ hỗ trợ ghi chép, tổng hợp thông tin, tính giá tài sản cố định tuân thủ các quy định của pháp luật, nhằm đưa ra bản báo cáo tài chính chuẩn nhất.