Bạn đã biết, hợp đồng thương mại là một thỏa thuận giữa những đối tác làm ăn với bên có liên quan quan nhằm giúp thay đổi, xác lập, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư và xúc tiến thương mại. Đôi lúc, trong hợp đồng có những mâu thuẫn không thể giải hòa dẫn đến kiện đòi nợ ra tòa. Vậy những tranh chấp trong kinh doanh là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu bài viết sau nhé!
Các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án
Những tranh chấp hợp đồng thương mại thường xảy ra gồm các loại cụ thể như sau:
Sự tranh chấp của các cá nhân, các tổ chức có đăng ký kinh doanh và có mục đích lợi nhuận giống nhau gồm:
- Mua bán hàng hóa
- Cung ứng dịch vụ
- Phân phối
- Đại diện, đại lý
- Ký gửi
- Thuê, cho thuê, thuê mua
- Xây dựng
- Tư vấn, kỹ thuật
- Các loại tranh chấp hợp đồng thương mại
- Vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển
- Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác nhau
- Đầu tư tài chính, ngân hàng
- Bảo hiểm
- Thăm dò và khai thác.
Những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giữa những cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp giữa công ty với những thành viên trong công ty, giữa những thành viên trong công ty với nhau và liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể của các công ty.
Những tranh chấp khác về lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà pháp luật đã quy định
Những lưu ý về chế định phạt hợp đồng hiện nay
Nếu trong một hợp đồng có những điều khoản về thỏa thuận phạt hợp đồng thì khi một trong những bên vi phạm cam kết, bên kia sẽ có quyền phạt vi phạm hợp đồng. Theo luật quy định: mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với các vi phạm do những bên thỏa thuận trong hợp đồng không quá 8% nghĩa vụ trong hợp đồng.
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định sẽ có kết quả sai vì lỗi vô ý thì phải phạt tiền cho khách hàng. Và mức phạt đó sẽ do bên thỏa thuận nhưng sẽ không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ đã giám định.
Những điều kiện khởi kiện để đòi nợ
Thứ nhất là vụ việc vẫn còn trong thời gian khởi kiện: căn cứ vào bộ luật tố tụng thì việc khởi kiện có hiệu lực là 2 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức,.. biết được có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm ra sao và hậu quả của pháp lý của việc kiện đòi nợ khi hết hiệu sẽ giải quyết:
+ tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu
+ tòa án trả lại đơn khởi kiện đòi nợ do yêu cầu phản tố của bị đơn đã hết hiệu lực khởi kiện
Những điều kiện khởi kiện đòi nợ
Thứ 2 là việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng với thẩm quyền của Tòa án: đương sự sẽ có quyền yêu cầu tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để việc yêu cầu khởi kiện đến tòa án được giải quyết nếu như trường hợp đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở trong nước và không cần ủy thác tư pháp cho cơ quan ở ngoài nước. nếu như đương sự đang ở ngoài nước hoặc trường hợp tài sản tranh chấp ở ngoài nước hoặc cần có sự ủy thác tư pháp cho cơ quan ngoài nước thì đương sự phải yêu cầu lên tòa án cấp tỉnh làm việc khởi kiện.
Thứ 3 là hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật