Sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trên đó có chứa sẵn một dãy số gọi là mã số doanh nghiệp. Vậy mã số thuế doanh nghiệp với mã số này có gì khác, phục vụ hoạt động doanh nghiệp không?

Những quy định về cấp và sử dụng mã số thuế doanh nghiệp
Những quy định về cấp và sử dụng mã số thuế doanh nghiệp

Những quy định về cấp và sử dụng mã số thuế doanh nghiệp

  1. Cùng tìm hiểu thế nào là mã số thuế doanh nghiệp?

Mã số thuế là một dãy chữ số hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế. Theo quy định của Luật quản lý thuế, tra mã số thuế để nhận biết và xác định người nộp thuế. Bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và được quản lý chặt chẽ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Mã số doanh nghiệp là gì? Điều 30 của Luật doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về khái niệm này. Theo đó, mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mã số này được cấp khi mới thành lập, được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số duy nhất và không được sử dụng để cấp cho doanh nghiệp khác.

Mục đích chính của việc cấp MST doanh nghiệp chính là dùng để thực hiện nghĩa vụ thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

  1. Các nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp

Các nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp
Các nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp

Việc cấp mã số DN được pháp luật quy định tại Khoản 1, Điều 2 thông tư 127/2015/TT-BTC. Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành quy định này: hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp. Đây là hệ thống cấp mã số thuế tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc. Khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo như quy định Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC mã số doanh nghiệp đồng thời sẽ là mã số thuế của doanh nghiệp.

Mã số doanh nghiệp được tạo và gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mã số thuế gồm 10 số được cấp cho các doanh nghiệp.

Đối với mã số thuế 13 số được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Hay còn được cấp cho đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo như quy định Luật doanh nghiệp đã ban hành.

Kinh nghiệm hoidaptructuyen.vn cho thấy, đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư (Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế cơ quan đã cấp cho doanh nghiệp đó.