Sử dụng máy tính laptop, PC, điện thoại thông minh… chúng ta vẫn thường thấy thông tin CPU được đặt lên hàng đầu. Cấu hình CPU mạnh là ưu tiên hàng đầu để chọn mua thiết bị công nghệ. Vậy CPU là gì mà lại đóng vai trò quan trọng đến vậy. Việc nâng cấp CPU là có thể. Tuy nhiên nâng cấp bữa bãi, không hiệu quả, không mang lại hiệu năng làm việc mong muốn. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp người dùng thực hiện nâng cấp CPU đúng cách hiệu quả và tối ưu tài chính nhất.
Hiểu sơ bộ về CPU và các loại CPU hiện có trên thị trường
CPU là bộ xử lý trung tâm, tiếp nhận mọi thông tin, dữ liệu để xử lý, tính toán và đưa ra kết quả, lệnh điều khiển đến các bộ phận máy tính khác. Bộ phận đảm nhiệm vai trò đầu não không thể thiếu của thiết bị máy tính, mô phỏng bộ não con người với trí tuệ nhân tạo.
Cấu tạo CPU về cơ bản bao gồm 3 bộ phận: Phần thông dịch lệnh sang ngôn ngữ máy và thực hiện các điều khiển chính xác + phần tính toán thực hiện tính toán, xử lý số liệu để đưa ra kết quả cho phần xử lý kế tiếp + thanh ghi là những bộ nhớ nhỏ có tốc độ truy cập cao được tích hợp ngay trong CPU.
CPU được phát triển với nhiều loại, cấu tạo, công nghệ khá khó để phân biệt cụ thể. Tuy nhiên, người dùng có thể phân biệt đơn giản với hãng sản xuất của CPU trên thị trường hiện nay:
- CPU intel – tính phổ biến cao nhất với cấu trúc lõi nhiều nhân, nhiều luồng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị máy tính cấu hình nhẹ đến mạnh.
- CPU AMD – là bộ xử lý của hãng AMD cạnh tranh với intel trên thị trường. Ra đời từ rất lâu nhưng AMD hạn chế hơn về công nghệ, hiệu năng sử dụng. Tuy nhiên, những năm gần đây, với công nghệ cấu trúc ryzen cải tiến AMD đã dần trở lại và cạnh tranh với intel trong phân khúc CPU cao cấp, hiệu năng làm việc cao.
Cách nâng cấp CPU cho máy tính hiệu quả
Máy tính của bạn đã không còn đáp ứng được vệ hiệu năng, khả năng làm việc hạn chế, chơi game, thực hiện tác vụ số lượng lớn không còn mượt mà thì việc nâng cấp CPU là cần thiết.
- Trước tiên, người dùng cần lựa chọn loại CPU máy tính có khả năng tương thích với main cũ, các linh kiện đang sử dụng mà không thay thế. Bởi nếu thay và nâng cấp CPU mà thay toàn bộ bo mạch sẽ rất tốn kém. Đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để hiệu năng CPU mới cao hơn CPU cũ: số luồn, bộ nhớ đệm, xung nhịp…
- Tắt nguồn máy tính, mở bảng bo mạch điện tử, tháo case và phần quạt tản nhiệt để xác định vị trí CPU. Tháo tất cả linh kiện sẽ thấy con chip CPU được gắn trên bo mạch. Thực hiện mở lẫy khóa bo mạch, nhẹ nhàng nhấc CPU ra khỏi bo mạch.
- Thực hiện lắp chip mới vào, đúng chiều, khít nhất với mặt socket sau đó đóng khóa và lắp đặt lại quạt tản nhiệt như ban đầu.
CPU là phần đầu não quan trọng, đảm nhiệm nhiệm vụ làm việc, xử lý, điều khiển máy tính hoạt động hiệu quả. Nâng cấp CPU sẽ là giải pháp giúp người dùng đạt hiệu năng làm việc cao mà không cần thay thế toàn bộ hệ thống máy tính. Đầu tư nâng cấp CPU cần dựa trên nhu cầu thực tế, đánh giá các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết. Mọi vấn đề thắc mắc, khách hàng có thể liên lạc với nguyencongpc.vn để được kỹ thuật viên tư vấn, làm rõ và hướng dẫn chọn mua CPU phù hợp, chất lượng tốt nhất cùng mức giá phải chăng.