Chùa chiền, đền thờ có ý nghĩa lớn trong văn hóa Việt Nam. Là những nơi thờ cúng linh thiêng các vị thần, phật trong phật giáo. Tại các nơi thờ cúng linh thiêng, chuông đồng là những vật phẩm quan trọng, gần như không thể thiếu tạo nên sự linh thiêng, trang trọng cho nơi thờ tự, chống thần linh. Hành động đúc chuông đồng cung tiến chùa là một nghĩa cử đẹp, thể hiện sự thành tâm của người người tu hành, phật tử hay có tâm hồn hướng phật. Đúc chuông cung tiến chùa có những nguyên tắc mà phật tử cần lưu ý để thể hiện thành ý nhất.
Ý nghĩa tiếng chuông đồng và những loại chuông đồng cung tiến chùa
Chuông đồng khi được đánh lên tạo ra những âm thanh ngân vang, trong trẻo vang xa khắp thế gian. Tiếng chuông đồng đặc biệt làm tâm hồn người nghe cảm giác được bình an, thanh tịnh. Mỗi tiếng chuông đánh lên không chỉ báo thời khắc mà còn thức tỉnh con người đang ngu muội, sai đường, tỉnh táo hơn, thức tỉnh ma quỷ dừng hành ác chắp tay niệm phật, xóa bỏ mọi thương đau trong tâm hồn sinh linh. Tiếng chuông nhẹ nhàng nhưng quyền uy và cũng rất đổi thân thuộc.
Các loại chuông đồng sử dụng tại chùa khá đa dạng, với nhiều loại chuông đồng to, nhỏ khác nhau phục vụ nhu cầu hành lễ.
- Chuông đại hồng – một loại chuông lớn, thường được đánh hàng ngày 2 bữa sáng tối, hoặc sử dụng trong các dịp lễ trọng đại tại chùa.
- Chuông bảo chúng – dạng chuông nhỏ hơn chuông u minh, một người có thể xách được, thường được đặt ở trai đường. Nhiệm vụ: báo giờ họp đại chúng, sám bái, trai thọ, hành lễ…
- Chuông gia trì – một dạng chuông nhỏ, được đặt trong phía đông tự viên, có tác dụng báo hiệu giờ giấc hành lễ, giờ trai thọ, được sử dụng trong các buổi lễ.
- Chuông bát – một dạng chuông gia trì được xuất phát nguồn gốc từ ấn độ, đài loan, Nepal với hình dạng khác nhau. Sử dụng trong các buổi tụng kinh, hành lễ.
Đúc chuông đồng cung tiến và nguyên tắc cần biết
Đúc chuông đồng cho đình chùa thường là hành động chung, quyên góp của nhiều người, hay một số cá nhân có điều kiện tài chính đặt đúc chuông theo yêu cầu để cung tiến chùa. Việc đúc chuông cung tiến chùa cần đáp ứng các yêu cầu:
- Thành tâm cung dường – một lòng hướng phật, gieo trồng phước để gặt quả.
- Lựa chọn loại chuông phù hợp với tài chính: kích thước, chủng loại chuông… không cần quá lớn mới thể hiện lòng thành kính của người đúc.
- Không thêm vào vào khi đúc – đây là quan niệm khá sai lầm và lãng phí của nhiều phật tử. Thêm vào vào khi đúc chuông không làm tăng giá trị chuông, tiếng chuông cũng không ngân xa hơn mà trở nên lãng phí.
- Chọn loại và mẫu chuông phù hợp, đúc với chất liệu đồng kết hợp kim loại tùy theo điều kiện tài chính. Lựa chọn đơn vị đúc uy tín để đảm bảo họa tiết, đường nét, quá trình đúc chuông tiêu chuẩn, cho tiếng chuông ngân vang xa và đạt chuẩn.
Quá trình đúc chuông đồng cung tiến chùa cần được xây dựng dựa trên hiểu biết về văn hóa thờ cúng, đánh chuông và lòng thành kính của người cung tiến. Không cần chuông đồng to, chuông đồng dát vàng mới thể hiện được lòng thành tâm của Phật tử, mà những sản phẩm chuông đồng tinh xảo, chất lượng với tiếng ngân vang xa là đủ thể hiện cái tâm của người cung tiến. Mọi thắc mắc về đúc chuông đồng chất lượng, phật tử có thể liên hệ với Thành phát để được thợ thành phát tư vấn hỗ trợ.